Thương mại Bình Định
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thương mại Bình Định

rao vat kinh doanh


You are not connected. Please login or register

Thời của kịch cũ

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Thời của kịch cũ Empty Thời của kịch cũ Tue Nov 29, 2011 4:12 pm

hoa



TT - Thử yêu lần nữa là vở kịch mới ra mắt của sân khấu Hoàng Thái Thanh hồi đầu tháng, đồng thời cũng được xem là vở diễn mới nhất của làng kịch TP.HCM nếu xét về thời điểm công diễn.

Tuy nhiên, đó lại là một vở kịch cũ của nhiều năm trước, và là một trong hơn 20 vở kịch cũ được dựng lại hiện nay.

Vở kịch Sống thử được làm mới với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên trẻ, đang khá hút khách tại sân khấu 5B - Ảnh: MT.Le

Dạo quanh kịch mục của các sân khấu ở TP.HCM sẽ thấy hầu như sân khấu nào cũng có vài vở kịch cũ được làm mới và tái diễn.

Kịch cũ... phiên bản mới

Ði đầu trong xu hướng làm mới kịch cũ là sân khấu Hoàng Thái Thanh với chủ trương gom lại những vở diễn của cặp đôi Ái Như - Thành Hội từng tản mát ở những sân khấu khác về chung trong một ngôi nhà mới. Vì thế khán giả đi xem kịch ở Hoàng Thái Thanh chủ yếu là xem kịch cũ, với hàng loạt vở: Bàn tay của trời, Ngôi nhà thiếu đàn bà, Không cần đàn ông, Người điên trong ngôi nhà cổ, Hãy khóc đi em, Thử yêu lần nữa... đều là những vở kịch từng diễn ở sân khấu 5B hay Idecaf trước đây.

Sân khấu 5B, để thu hút khán giả trong tình hình khó khăn của sân khấu kịch nói chung, cũng quyết định làm mới các vở từng được yêu thích: Người đàn ông của trời, Những kẻ độc thân, Dạ cổ hoài lang và gần đây nhất là Sống thử. Còn sân khấu Idecaf trong một nỗ lực quay trở lại với những kịch bản chỉn chu và nhiều suy ngẫm đã chọn những vở Một cuộc đời bị đánh cắp, Thuốc đắng dã tật, Ngàn năm tình sử, Bí mật vườn Lệ Chi để làm lại. Ngoài ra tại điểm diễn Trần Cao Vân của Idecaf cũng thường xuyên diễn vở Cuộc chiến sui gia và Nhất vợ nhì trời vốn là hai vở náo kịch ăn khách tại Nhà hát Bến Thành hai năm trước.

Trong khi đó, kịch Hồng Vân dựng lại Trai mới lớn, Phận làm gái hay Mẹ và người tình. Kịch Ðại Ðồng làm mới vở Xóm gà từng ăn khách ở Kịch Sài Gòn. Nhà hát kịch TP thỉnh thoảng lại mang vở Ðám cưới thời @ của nhiều năm trước ra tập dượt lại với dàn diễn viên mới và đi lưu diễn.

Dựng lại kịch cũ có thể xem là một việc làm an toàn cao bởi chủ yếu dựa trên khung sườn cũ, với những tình tiết, nhân vật, cao trào đã có sẵn. Nhưng làm thế nào để không bị mang tiếng "ăn sẵn" là một thách thức với đạo diễn và nhà sản xuất khi bắt tay vào làm lại.

Khác biệt ở diễn viên

Kịch cũ được chọn để dựng lại thường phải là những kịch bản hay. Vì thế nội dung câu chuyện và đường dây kịch bản hầu như sẽ được giữ nguyên. Việc làm mới trước hết tập trung vào không gian sân khấu, thiết kế cảnh trí, âm nhạc, phục trang để làm đậm thêm những tình tiết hoặc tính cách nhân vật. Vì thế thay đổi đáng kể của một vở kịch cũ phiên bản mới thuộc về diễn viên.

Vậy nên mới có sự khác biệt của Hãy khóc đi em phiên bản Quang Thảo (thay cho NSƯT Thành Lộc), Thử yêu lần nữa phiên bản Thành Hội (thay cho Hữu Châu), Xóm gà phiên bản có danh hài Hoài Linh, Dạ cổ hoài lang phiên bản Lê Vũ Cầu, Thanh Hoàng hay Hoài Linh (thay cho NSƯT Thành Lộc). Hay như Tình duyên thuở trước bản dựng mới cho nhân vật chàng rể Tây xuất hiện đường hoàng trên sân khấu qua diễn xuất đáng yêu của một diễn viên Pháp, còn ông bầu trẻ Gia Bảo làm mới vở Cuộc chiến sui gia bằng cách mời ca sĩ Ngô Kiến Huy vào thay vai của Huỳnh Ðông, còn bản thân mình thì giả gái vào vai của nghệ sĩ Hồng Nga.

Dựng lại còn là việc "thêm da đắp thịt" để làm dày dặn một kịch bản cũ. Chẳng hạn như đạo diễn Công Ninh đã khiến nhiều người bất ngờ khi xem bản dựng Những kẻ độc thân được làm lại trên sân khấu 5B. Bởi đây vốn là một vở diễn từng xuất hiện ở sân khấu Kịch Sài Gòn dưới dạng kịch ngắn và từng được dựng thành cải lương. Vở diễn được kéo thành hai tiếng nhưng vẫn không bị lỏng lẻo. Hay như kịch bản Mẹ và người tình của tác giả Lê Chí Trung từng được một sân khấu kịch phía Bắc dàn dựng nhưng không mấy thành công, chỉ đến khi bà bầu Hồng Vân đem về sân khấu mình và dựng lại với phiên bản mới hoàn toàn thì vở lập tức gây ấn tượng và đoạt giải thưởng cao.

Việc sáng đèn những vở kịch cũ đem lại những cảm giác buồn vui lẫn lộn cho khán giả và người làm nghề. Kịch cũ diễn lại mà vẫn còn thu hút tức là đã qua sự sàng lọc của thời gian với những giá trị khó phủ nhận. Khán giả cũ xem lại với trải nghiệm mới, khán giả mới có cơ hội xem trực tiếp kịch hay chứ không phải nghe kể. Tuy nhiên, việc nương nhờ những hào quang cũ một cách thường xuyên như hiện nay cho thấy một nền sân khấu đã lâu không có sáng tạo mới. Thôi thì ở thời buổi mà chưa ai nghĩ ra được cái gì mới thì cứ tạm nhìn lại phía sau, tìm lại cái cũ rồi lau chùi, thổi bụi, sửa sang, cũng là một cách.

Mới từ cái tên

Ðể kịch cũ mới ngay từ cái nhìn đầu tiên, hoặc để nhấn mạnh thông điệp mới của tác phẩm, nhiều đạo diễn và bầu còn quyết định đổi luôn tên vở diễn. Hai kịch bản Ngôi nhà của những linh hồn và Ngôi nhà không có đàn ông của cố nhà văn Ngọc Linh khi dựng lại đã thành Ngôi nhà thiếu đàn bà và Không cần đàn ông.

Vở diễn Ðèn không hắt bóng được đổi tên thành Mùa đông cuối cùng. Vở Tình duyên thuở trước vốn có bản gốc là Trầu cau. Bên cạnh đó, đổi địa điểm diễn cũng là một cách làm mới về không gian sân khấu của vở cũ. Trai mới lớn từ sân khấu Phú Nhuận chuyển qua sân khấu Super Bowl, Xóm gà của Kịch Sài Gòn giờ sáng đèn ở kịch Ðại Ðồng, Ngàn năm tình sử hay Cuộc chiến sui gia từng diễn hoành tráng ở Nhà hát Bến Thành đã được làm gọn lại để vừa với sân khấu Trần Cao Vân...
http://123mua.forumvi.com/
http://thuongmaikontum.forum777.com
http://raovatdanang.new-forum.net/
http://raovatquangngai.topgoo.net/
http://thuathienhue.9forum.info/
http://quangtri.goodbb.net/
https://thuongmaibinhdinh.forum.st
http://thuongmaigialai.shop-forum.net/


HOÀNG OANH

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết